
Tai nghe Skullcandy của nước nào?
Tai nghe Skullcandy của nước nào?
Skullcandy là một thương hiệu nổi tiếng về tai nghe, với thiết kế hiện đại cùng giá cả phải chăng, mang lại trải nghiệm âm thanh chất lượng cao, kết hợp chặt chẽ với văn hóa âm nhạc và lối sống.
Vậy tai nghe Skullcandy của nước nào? Đặc điểm của tai nghe Skullcandy lag gì? Cùng Âm thanh AHK tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tai nghe Skullcandy của nước nào?
Skullcandy – một thương hiệu tai nghe nổi tiếng toàn cầu với phong cách mạnh mẽ và cá tính, được sáng lập vào năm 2003 tại Park City, Utah, Hoa Kỳ. Đối tượng mục tiêu của Skullcandy là giới trẻ năng động, đặc biệt là những người yêu thể thao và game thủ, với mong muốn khẳng định bản thân thông qua những thiết bị âm thanh độc đáo.
Nguồn cảm hứng dẫn đến sự ra đời của những chiếc tai nghe Skullcandy được bắt nguồn từ một chuyến trượt tuyết của nhà sáng lập Rick Alden. Trong lúc ngồi trên ghế kéo, anh nhận ra nhu cầu cần phải có một loại tai nghe vừa có thể thưởng thức âm nhạc vừa dễ dàng chuyển đổi sang chế độ đàm thoại, đồng thời cũng phải sở hữu thiết kế ấn tượng, cá tính sao cho phù hợp được với phong cách Hip Hop của mình. Ý tưởng này đã thôi thúc Alden cho ra đời tai nghe Skullcandy tại trụ sở chính ở Park City, Utah, Hoa Kỳ.
Mẫu tai nghe Skullcandy đầu tiên có tên “Portable Link”, được giới thiệu tại CES, Las Vegas, là một hệ thống kết nối tai nghe và đàm thoại, giúp người dùng vừa nghe nhạc trên DAP (thiết bị phát nhạc cầm tay) vừa nhận cuộc gọi trên điện thoại. Hãng Skullcandy hiện vẫn nắm giữ bản quyền của hệ thống này cho đến nay
Sau thành công ban đầu với tai nghe Portable Link, Skullcandy tiếp tục sản xuất các loại tai nghe khác và gặt hái được những thành tựu đáng kể. Vào tháng 12 năm 2008, tờ báo Fortune vinh danh Skullcandy là “Hãng tạo ra những cặp tai nghe thời trang nhất Thế giới”. Cho đến năm 2011, Skullcandy đã có đủ tiềm lực tài chính để có thể mua lại hãng tai nghe chơi game Astro Gaming.
Vào tháng 1 năm 2011, Incipio, một hãng sản xuất phụ kiện như vỏ điện thoại và loa di động, đã ngỏ ý muốn mua lại Skullcandy với giá 177 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, thương vụ này không thành công do sự bất đồng giữa hai bên. Sau nhiều lời đề nghị khác nhau, Skullcandy cuối cùng đã được công ty Mill Road Capital mua lại với giá 196 triệu đô la Mỹ, sau đó trở thành một công ty tư nhân. Tính đến năm 2015, giá trị thị trường của Skullcandy đã đạt đến mốc 266 triệu đô la Mỹ.
Trong thời gian đầu, hãng Skullcandy từng nổi tiếng với những mẫu tai nghe in-ear nhỏ gọn tích hợp microphone, như Skullcandy 50/50 và Titan. Tuy nhiên, để bắt kịp xu hướng thị trường, hãng này đã mở rộng sang sản xuất tai nghe có dây và cho ra mắt các sản phẩm TWS đầu tiên là Push, Indy và Sesh. Có thể nói, Skullcandy đã và đang nhanh chóng trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu trên thị trường tai nghe.
2. Ưu và nhược điểm của tai nghe Skullcandy
Ưu điểm tai nghe Skullcandy
Thiết kế thời trang, trẻ trung và năng động, có nhiều mẫu mã và gam màu khác nhau phù hợp với nhiều phong cách khác nhau.
Chất lượng âm thanh ấn tượng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ Supreme Sound mang đến trải nghiệm nghe nhạc sống động và rõ nét.
Công nghệ lọc thoại Clear Voice Smart Mic sử dụng trí tuệ nhân tạo để khuếch đại giọng nói của người nói và loại bỏ tiếng ồn xung quanh giúp cuộc trò chuyện trở nên rõ nét và trong trẻo hơn, đặc biệt là khi tham gia các trận game đồng đội hoặc thực hiện cuộc gọi online qua Zalo, Skype
Cấu tạo bền bỉ, có khả năng kháng nước và mồ hôi, lý tưởng trong các hoạt động thể thao hoặc di duyển ngoài trời
Có thời lượng Pin lớn, cho phép sử dụng tai nghe liên tục trong thời gian dài mà không cần lo lắng về việc sạc lại.
Có khả năng kết nối với nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau như PC, Playstation, Switch và Xbox,…
Có mức giá hợp lý, lý tưởng cho những người dùng tìm kiếm tai nghe chất lượng với mức giá phải chăng.
Nhược điểm của tai nghe Skullcandy
Một số mẫu có kích thước cồng kềnh và không đủ thoải mái khi đeo trong thời gian dài, đặc biệt là đối với những người có đôi tai nhỏ.
Tính năng chống ồn chủ động ở một số mẫu chỉ ở mức trung bình, không thể loại bỏ hoàn toàn tiếng ồn xung quanh.
Dây cáp của một số mẫu có thể dễ bị rối hoặc đứt, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
3. Một số sản phẩm tai nghe Skullcandy hot nhất hiện nay
Crusher ANC 2 Sensory Bass Headphones: Tai nghe này có khả năng chống ồn chủ động, mang lại trải nghiệm nghe nhạc sâu lắng và mạnh mẽ với âm bass đặc trưng.
Hesh ANC Noise Canceling Wireless Headphones: Đây là một lựa chọn khác nếu bạn ưu tiên tính năng chống ồn, kết hợp với thiết kế không dây thoải mái.
Crusher Evo Sensory Bass Headphones: Tai nghe này cung cấp trải nghiệm âm thanh với bass sâu và rõ ràng, phù hợp với những người yêu thích âm nhạc có âm bass mạnh mẽ.
Push Active True Wireless Earbuds: Tai nghe không dây này được thiết kế để chịu đựng được môi trường khắc nghiệt, với khả năng chống nước và mồ hôi, cùng công nghệ Skull-iQ Smart Feature Technology®.
Sesh ANC True Wireless Earbuds: Một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm tai nghe nhỏ gọn với khả năng chống ồn chủ động.
Grind True Wireless Earbuds: Tai nghe này cung cấp chất lượng âm thanh tốt với thiết kế nhỏ gọn và thoải mái, phù hợp cho việc sử dụng hàng ngày.
Dime True Wireless Earbuds: Là một lựa chọn kinh tế hơn, Dime cung cấp chất lượng âm thanh Skullcandy đặc trưng trong một thiết kế nhỏ gọn và giá cả phải chăng.
Jib True Wireless Earbuds: Đây là một lựa chọn khác cho những ai tìm kiếm tai nghe không dây với mức giá hợp lý và chất lượng âm thanh tốt.
4. Có nên mua tai nghe Skullcandy hay không?
Vậy có nên mua tai nghe Skullcandy hay không? Đáp án là tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân của mỗi người. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc tai nghe có thiết kế trẻ trung, sành điệu, thời trang, âm thanh mạnh mẽ, độ bền cao dễ dàng phục vụ cho các hoạt động thể thao, tập luyện ngoài trời mà giá thành lại phải chăng thì tai nghe Skullcandy chính là lựa chọn số 1 mà bạn đọc không nên bỏ qua trong danh sách mua sắm của mình.
Xem thêm bài viết:
Tai nghe Focal có tốt không? Có nên mua tai nghe Focal?