Burn-in tai nghe là gì? Hướng dẫn burn-in tai nghe mới
Mô tả
Burn-in tai nghe là gì? Hướng dẫn burn-in tai nghe mới?
Nếu bạn vừa mua một chiếc tai nghe mới toanh và cảm thấy chất âm không được trong trẻo như khi nghe thử ở tiệm, vậy thì có thể là chiếc tai nghe của bạn cần phải trải qua giai đoạn “burn in” trước khi sử dụng. Vậy Burn-in tai nghe là gì và tại sao tai nghe mới cần phải Burn in trước khi sử dụng? Để trả lời cho hai câu hỏi trên, Âm thanh AHK sẽ đưa ra 1 số kiến thức cơ bản giúp Khách hàng có trải nghiệm âm thanh hoàn hảo nhất.
1. Burn in tai nghe là gì?
Có rất nhiều khái niệm cũng như tranh cãi về việc burn in tai nghe là gì và làm gì? Có thể khái niệm việc làm burn in tai nghe như sau:
Burn in là thao tác cắm tai nghe mới vào một thiết bị phát nhạc bất kì (smartphone, máy nghe nhạc hoặc máy tính), bật một file âm thanh bất kì và để cho tai nghe hoạt động liên tục trong nhiều tiếng. Sau khi burn in đủ lâu (thường là vài tiếng), tai nghe sẽ cho ra âm thanh trong trẻo y như tai nghe mẫu mà bạn đã dùng thử ở tiệm.
Có một số tai nghe khi vừa mới khui hộp sẽ phát ra âm thanh rè hoặc đục như thể đã bị hư, mặc dù bạn đã mua đúng hàng chính hãng không bị lỗi. Hiện tượng này là do màng loa của tai nghe vẫn còn quá mới và khá “cứng” nên âm thanh phát ra bị kém mượt mà.
Thông qua burn in tai nghe, màng loa sẽ được “khởi động” và trở nên mềm hơn, dao động và phản hồi sóng âm cũng tốt hơn, đến lúc này mới cho ra âm thanh trong trẻo và rõ nét đúng như thiết kế của nhà sản xuất.
Để burn in tai nghe, bạn có thể sử dụng các file âm thanh burn in chuyên dụng, hoặc cứ đơn giản là cắm tai nghe vào máy, bật nhạc rồi để đó tầm vài tiếng là được.
2. Vì sao phải burn in tai nghe
Việc burn in tai nghe cũng quan trọng như việc bạn lựa chọn một nhãn hiệu tai nghe phù hợp với mình. Xét về mặt vật lý thì âm thanh của tai nghe xuất hiện khi màng loa rung động theo những tần số nhất định. Khả năng chịu áp suất của màng loa khi rung động cũng là khác nhau giữa mỗi dòng tai nghe, thể hiện chủ yếu qua hai thông số là trở khác và công suất. Hai thông số này cũng quyết định thiết bị hỗ trợ phù hợp cho tai nghe.
Ngoài ra, những chiếc tai nghe mới thì màng loa cũng còn rất cứng cáp, thường ở dạng co hẹp nhất. Burn in sẽ giúp chúng giãn ra về mức phù hợp. Điều này sẽ làm giảm rủi ro tai nghe bị biến dạng, ảnh hường đến tuổi thọ tai nghe.
3. Những thủ thuật burn in tai nghe thông dụng nhất
Burn in tai nghe tự nhiên
Với cách burn in tai nghe này thì bạn chỉ cần cắm tai nghe vào máy và sử dụng như bình thường, ban đầu âm thanh có thể rè và đục nhưng sau vài ngày thì bạn sẽ cảm thấy âm thanh sẽ dần trong trẻo hơn.
-Ưu điểm: Dễ thực hiện, không đòi hỏi các thiết bị hay phần mềm chuyên dụng
-Nhược điểm: Có thể mất thời gian dài nên khó nhận ra sự thay đổi rõ rệt của chất lượng âm thanh. Màng loa cũng dễ bị ảnh hưởng nếu mở âm lượng quá to. Nếu nghe nhạc thường xuyên bạn có khi phải mất vài tháng để tai nghe hoàn thành việc burn-in.
Burn-in bằng phần mềm chuyên dụng
Các phần mềm được sử dụng nhiều nhất hiện nay gồm có Burninwave Generator và Foobar2000. Các phần mềm này có chứa các file âm thanh chuyên kích burn-in tai nghe, với ưu điểm là sẽ giúp tai nghe burn-in nhanh hơn.
Tuy nhiên việc burn in tai nghe bằng phần mềm cũng không quá thực sự cần thiết nếu bạn chỉ là người dùng phổ thông, bởi thường chỉ có những người làm âm thanh chuyên nghiệp sử dụng những chiếc tai nghe chuyên dụng giá vài chục triệu, do tính chất công việc gấp rút mới cần dùng đến phần mềm burn in cho tai nghe.
-Ưu điểm: Chuyên nghiệp hơn và cho thấy rõ sự thay đổi trong chất lượng âm thanh.
-Nhược điểm: Thời gian burn-in bằng phần mềm tương đối lâu với sự kết hợp của các thiết bị và phần mềm chuyên dụng nên hời rườm rà, rắc rối.
Burn-in bằng các file âm thanh
Có những file âm thanh được thiết kế đặc biệt để burn-in. Khác với sử dụng phần mềm, các âm thanh sẽ được phát lặp đi lặp lại xen lẫn những khoảng nghỉ trong thời gian ngắn hơn. Bạn có thể tìm thấy các file này từ hãng hoặc trên internet sau đó chép vào bất kỳ một nguồn phát nào như: smartphone, laptop… và kết nối với tai nghe là có thể tiến hành.
-Ưu điểm: Không đòi hỏi nguồn phát nên dễ dàng. Có tính chuyên nghiệp hơn cách tự nhiên và không rườm rà như cách sử dụng phần mềm chuyên dụng.
-Nhược điểm: Nếu không để ý dễ hết pin cho các thiết bị đang hoạt động bởi quá trình burn-in này khá ngốn pin.
4. Một số lỗi thường gặp khi burn in tai nghe
Burn in tai nghe bằng một mức âm lượng quá to: Dù việc làm giãn màng loa bằng burn in là điều cần thiết nhưng âm lượng khi burn in quá lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến tai nghe. Bạn nên điều chỉnh âm lượng phù hợp, không phải cứ quá to là sẽ tốt.
Burn in tai nghe bằng một mức âm lượng quá nhỏ: Ngược lại, nếu âm lượng khi burn in quá nhỏ, tai nghe sẽ không dãn ra được hết mức. Quá trình burn in cũng vì vậy mà giảm đi hiệu quả, thậm chí còn gây tốn thời gian mà tai nghe vẫn chưa được xử lý âm thanh tối ưu.
Xem thêm:
Top 5 tai nghe AKG chống ồn tốt nhất
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.